North Star Metric là gì? Giải thích và 40 ví dụ thực tế. So sánh North Star Metric với One Metric That Matters.

North Star Metric đã được các công ty công nghệ và Start-up thành công trên thế giới áp dụng từ lâu nay để giúp các doanh nghiệp này đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng theo đúng định hướng.

Hãy cùng Growth Marketing Vietnam tìm hiểu về chỉ số quan trọng bậc nhất này, thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. North Star Metric là gì? Tầm quan trọng và đặc điểm của North Star Metric.

1.1 North Star Metric là gì?

Khái niệm North Star Metric xuất phát từ thuật ngữ North Star từ xa xưa ám chỉ ngôi sao Bắc Cực (Sao Bắc Đẩu) được biết đến như là mỏ neo của bầu trời phương Bắc. North Star là một cột mốc, hoặc điểm đánh dấu bầu trời, giúp cho con người xác định phương hướng và cũng đóng vài trò như một ngọn hải đăng truyền cảm hứng và hy vọng.

Còn đối với các công ty khởi nghiệp Startup thì:

North Star Metric là chỉ số quan trọng nhất mà toàn bộ doanh nghiệp sử dụng để đo lường, tập trung hướng đến và thể hiện về định hướng phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp để đạt được thành công.

North Star Metric là gì?

Có thể thấy, North Star Metric không chỉ là một chỉ số đo lường đơn thuần mà còn là kim chỉ nam định hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp, giúp tập trung vào những yếu tố mang lại giá trị lâu dài và bền vững.

Một số ví dụ tiêu biểu về North Star Metric ở các công ty công nghệ nổi tiếng như là:

  • Facebook: Số lượng người dùng hoạt động hàng ngày
  • Airbnb: Số lượng đêm đặt phòng.
  • Spotify: Số lượng giờ nghe nhạc.
  • Slack: Số lượng tin nhắn gửi đi.

1.2 Tầm quan trọng của North Star Metric

  • Tạo sự đồng thuận và tập trung: North Star Metric giúp tạo ra sự đồng thuận và tập trung cho toàn bộ doanh nghiệp. Bằng cách tập trung vào một chỉ số duy nhất, tất cả các đội ngũ và phòng ban có thể làm việc hướng tới cùng một mục tiêu, đảm bảo rằng mọi nỗ lực đều được phối hợp và đồng bộ.
  • Theo dõi tiến độ và điều chỉnh chiến lược: Sử dụng North Star Metric, doanh nghiệp có thể theo dõi tiến độ, tình trạng hoạt động một cách liên tục và dễ dàng điều chỉnh chiến lược khi cần thiết. Điều này giúp công ty linh hoạt hơn và nhanh chóng thích ứng với những thay đổi trong môi trường kinh doanh.
  • Ra quyết định dựa trên dữ liệu: Việc tập trung vào một chỉ số cụ thể giúp doanh nghiệp dễ dàng sử dụng dữ liệu để ra quyết định. Điều này cũng giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quá trình ra quyết định.

1.3 Đặc điểm nhận biết của chỉ số North Star Mertric

Để biết được bạn đã xác định đúng chỉ số North Star Metric cho doanh nghiệp của mình hay chưa, hãy xem xét các đặc điểm chung sau của các chỉ số North Star Metric nhé.

  • Phản ánh giá trị cốt lõi của sản phẩm hoặc dịch vụ mang lại cho khách hàng. Điều này có nghĩa là chỉ số này thể hiện được yếu tố quan trọng nhất khiến khách hàng tiếp tục sử dụng sản phẩm
  • Đơn giản và dễ hiểu: North Star Metric phải là một chỉ số đơn giản, dễ hiểu và dễ theo dõi. Nó nên là một chỉ số mà mọi thành viên trong tổ chức đều có thể hiểu và làm việc với nó một cách hiệu quả.
  • Có thể đo lường và dẫn đến hành động: Chỉ số này phải đo lường được và được theo dõi một cách chính xác và liên tục dựa trên dữ liệu có sẵn. Từ đó giúp hướng dẫn việc ra quyết định và hành động, giúp các đội ngũ trong công ty biết họ cần làm gì để cải thiện và đạt được mục tiêu.

2. Ví dụ North Star Metric ở các mô hình kinh doanh.

Chỉ số North Star Metric thường phụ nhiều vào mô hình kinh doanh cụ thể, bởi mô hình kinh doanh khác nhau thì chỉ số này ở các doanh nghiệp cũng khác nhau. Để cho dễ hình dung, chúng ta sẽ tham khảo chỉ số North Star Metric thông thường ở 5 mô hình kinh doanh tiêu biểu sau:

2.1. Mô hình kinh doanh nền tảng Platform hoặc Market Place.

North Star Metric thường ở dạng: Consumption growth (tạm dịch Tăng trưởng tiêu thụ) ví dụ như là các chỉ số (số tin nhắn gửi như của Whatsapp, số đêm được đặt như của Airbnb; số cuốc xe như của Uber)

Bởi vì đối với mô hình Platform và Market Place, điều quan trọng là gia tăng được các giao dịch cốt lõi của nền tảng. Nếu người dùng càng thúc đẩy mức tiêu thụ trong nền tảng càng nhiều thì các doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh hơn.

2.2 Mô hình kinh doanh tăng trưởng dựa vào trả phí (Paid-growth driven businesses)

North Star Metric thường ở dạng: Growth efficiency (Hiệu quả tăng trưởng) ví dụ như các chỉ số: Margins; LTV/CAC.

Bởi vì các công ty tăng trưởng dựa vào “tiêu tiền” điều quan trọng là phải “tiêu tiền” một cách hiệu quả và chỉ số North Star Metric như LTV/CAC sẽ giúp họ kiểm soát tình hình kinh doanh và tối ưu được lợi nhuận mong muốn.

2.3 Mô hình kinh doanh: B2B dạng Freemium

North Star Metric thường ở dạng: Engagement growth (như là MAU, DAU) hoặc Customer growth (như là paid users, market share).

Trong mô hình kinh doanh B2B dạng Freemium, các chỉ số Engagement Growth như MAU và DAU là quan trọng vì chúng đo lường mức độ tương tác của người dùng và dự báo khả năng chuyển đổi từ người dùng miễn phí sang trả phí còn chỉ số về Customer Growth như Paid Users quan trọng vì chúng đo lường sự phát triển về mặt khách hàng và doanh thu, phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

2.4 Mô hình kinh doanh: Subscription B2C

Cũng giống như các doanh nghiệp ở mô hình B2B Freemium, North Star Metric của mô hình kinh doanh B2C Subscription thường ở dạng: Engagement growth (như là MAU, DAU) hoặc Customer growth (như là paid users, marketshare).

Ví dụ như các ứng dụng: Duolingo hay Strava, cả hai đều tập trung vào mức độ tương tác (DAU và MAU tương ứng) vì họ có cơ sở người dùng miễn phí lớn và mục tiêu là chuyển sang người dùng trả phí.

2.5 Mô hình kinh doanh: Doanh thu dựa trên quảng cáo.

North Star Metric thường ở dạng: Engagement growth (như là MAU, DAU)

Các doanh nghiệp có doanh thu dựa trên quang cáo bởi họ có lưu lượng truy cập cực lớn và thường xuyên, chẳng hạn như Facebook, Pinterest và Snap đều chọn chỉ số North Star Metric dựa trên mức độ tương tác với người dùng. Câu hỏi đặt ra là nên lựa chọn mức độ tương tác hàng ngày (DAU), hàng tuần (WAU) hay hàng tháng (MAU). Ví dụ đối với các mạng xã hội có tần suất truy cập thường xuyên như Facebook và Snap nhắm mục tiêu DAU bởi vì mạng xã hội vẫn là thói quen hàng ngày của hầu hết mọi người.

2.6. 40 ví dụ thực tế về North Star Metric

Để có thêm ví dụ thực tế về North Star Metric, các bạn có thể tham khảo sự lựa chọn của hơn 40 công ty công nghệ trên thế giới được tổng kết thông qua một khảo sát gần đây.

Ví dụ về North Star Metric

Nguồn: future.com

3. Phân biệt North Star Metric và One Metric That Matters.

One Metric That Matters (OMTM) cũng là 1 chỉ số quan trọng giúp đội ngũ tập trung và đạt hiệu quả cao. Chính vì thế, chỉ số North Star Metric thường hay bị nhầm lẫn với chỉ số One Metric That Matters. Tuy nhiên, giữa 2 chỉ số này có nhiều điểm khác biệt nhau. Cụ thể, chúng ta hãy xem bảng so sánh dưới đây:

Tiêu chíNorth Star Metric (NSM)One Metric That Matters (OMTM)
Khái niệmChỉ số duy nhất đo lường sự thành công dài hạn của doanh nghiệpChỉ số quan trọng cho mục tiêu ngắn hạn của từng đội nhóm/dự án
Tầm nhìnDài hạn (vài năm trở lên)Ngắn hạn (3 tháng đến 1 năm)
Liên quan đếnGiá trị cốt lõi mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàngMục tiêu cụ thể và ngắn hạn của từng giai đoạn
Phạm vi áp dụngToàn bộ tổ chứcTừng đội nhóm hoặc dự án cụ thể
Tính thay đổiÍt thay đổiCó thể thay đổi theo từng giai đoạn
Bảng so sánh giữa North Star Metric (NSM) và One Metric That Matters (OMTM)

Để hình dung dễ dàng về mối tương quan của 2 chỉ số North Star Metric và One Metric That Matters, chúng ta có thể xem sơ đồ dưới đây:

One Metric That Matters

Ví dụ: Chỉ số North Star Metric của một công ty là tăng số lượng DAU hàng ngày, thì mục tiêu này là mục tiêu dài hạn của toàn bộ doanh nghiệp. Sau đó, mỗi team trong công ty sẽ lựa chọn 1 chỉ số quan trọng nhất làm chỉ số One Metric That Matter cho team mình, với điều kiện chỉ số OMTM của team có thể tác động lớn nhất để cả doanh nghiệp đạt được mục tiêu về chỉ số North Star Metric.

4. Kết bài

Tóm lại, chỉ số North Star Metric là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng con đường đến thành công. Tuy nhiên, bạn cũng cần linh hoạt kiểm tra tính phù hợp của North Star Metric đối với từng mô hình kinh doanh và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.

———————————–

Đọc thêm các bài viết trong Series về Metrics & Measurement:

Part 1: Marketing Analytics là gì? Nghề Marketing Analyst là làm gì? Mô tả công việc và các yếu tố then chốt

Part 2: North Star Metric là gì? Giải thích và 40 ví dụ thực tế. So sánh North Star Metric với One Metric That Matters.

Part 3: Cohort Analysis là gì? Hướng dẫn đọc và phân tích Cohort Analysis

Part 4: Churn rate là gì? 3 Công thức tính Churn rate bạn cần biết

Part 5: CAC (Customer Acquisition Cost) là gì? Công thức tính CAC như thế nào ?    

———————

Đăng ký bản tin để không bỏ lỡ những tin tức, nội dung mới và hay nhất. Chúng tôi có những nội dung mới update hàng tuần.

—————–

Tham gia kết nối với hơn 150+ thành viên giàu kinh nghiệm Growth Marketing để học hỏi, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.