Growth Hacking là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Hacking

Trong những năm gần đây, Growth Hacking đã trở thành một trong những “từ khoá” được quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trong cộng đồng Marketing và cộng đồng Startup như là một lối tắt nhanh chóng dẫn đến thành công. Hãy cùng Growth Marketing Vietnam tìm hiểu chi tiết hơn về Growth hacking là gì, cùng các khía cạnh liên quan đến Growth hacking trong bài viết dưới đây nhé.

1. Khái niệm Growth hacking

Growth hacking là gì? Growth hacking là một khái niệm, thuật ngữ còn tương đối mới mẻ trên cả thế giới, được biết đến từ năm 2010 do Sean Ellis khởi xướng. Thực ra hiện nay, thuật ngữ Growth hacking vẫn đang còn có rất nhiều tranh cãi, và các ý kiến trái chiều, cũng như có thể diễn giải và hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau. Nên nếu hiểu một cách đơn giản thì Growth hacking là việc tăng trưởng đột phá lên gấp nhiều lần trong một thời gian ngắn với nguồn lực chi phí nhỏ.

Đặc biệt, Growth Hacking thường được thấy và áp dụng nhiều ở các công ty startup công nghệ với những câu chuyện tăng trưởng thần kỳ như Airbnb, Dropbox, Linkedin …. 

Growth hacking là gì

Growth hacking thường hay bị nhầm lẫn và đánh đồng với Growth Marketing. Để phân biệt 2 khái niệm này bạn có thể tham khảo bài viết sau: Phân biệt Growth hacking và Growth Marketing.

2. Ví dụ về Growth hacking

Khi tìm hiểu các case study kinh điển và tiêu biểu về Growth Hacking, chúng ta không thể không nhắc đến các ví dụ như là Case study của Hotmail sau đây.

Cụ thể: Để tăng trưởng người dùng nhanh chóng, Hotmail đã nghĩ ra ý tưởng đính kèm dòng chữ “P/s. I love you. Get your free email at Hotmail” vào phần cuối trong nội dung mail được gửi đi của mọi người dùng. 

Kết quả là Hotmail tăng trưởng chóng mặt đạt tới 12 triệu users chỉ trong 18 tháng và sau đó được Microsoft mua lại với giá 400 triệu đô (chính là tiền thân của Outlook sau nay).

Hay Case study về chương trình Referral của Dropbox:  

Dropbox đã khuyến khích mọi người mời bạn bè đăng ký tài khoản bằng cách tặng thêm dung lượng tài khoản cho người mời và người được mời (nếu không bạn phải trả tiền để nâng cấp tài khoản) và chiến lược này đã đóng góp tới 60% cho sự tăng trưởng người dùng của Dropbox. 

Ở thời điểm đó, chiến lược Referral của Dropbox là hoàn toàn mới mẻ trên thị trường, từ đó tạo nên một case study “Growth hacking” xuất sắc đến mức chiến lược này bây giờ trở nên rất phổ biến và được nhiều công ty Startup học tập và áp dụng.

Growth Marketing Vietnam có hẳn chuyên mục Case Study tổng hợp và sưu tầm các Case Study Growth Hacking thành công ở Việt Nam và trên thế giới. Các bạn có thể tìm hiểu và tham khảo tại đây

3. Công thức Growth hacking là gì?

Vậy có công thức thành công cho Growth Hacking hay không?

Theo quan điểm của người viết, không có một công thức chung nào cả, bạn không thể copy & paste rồi chờ đợi thành công tương tự bởi vì mỗi trường hợp đều có quá nhiều khác biệt về các yếu tố: Bối cảnh, business model, sản phẩm hay khách hàng….. Tuy nhiên, để tạo nên một chiến dịch Growth Hacking thành công vẫn có những điểm chung căn bản như sau: 

3.1 Hiểu sâu sắc về sản phẩm, khách hàng 

Để tìm ra các cách Growth hack như vậy, bạn có cần phải sáng tạo các ý tưởng mới để thử nghiệm. Tuy nhiên sự sáng tạo này xuất phát từ việc bạn hiểu sản phẩm, khách hàng đến mức độ như nào. Bạn cần phải biết người dùng, khách hàng của mình có nhu cầu và quan tâm đến vấn đề gì, insight của họ là gì và sản phẩm của bạn có cách nào để đáp ứng được nhu cầu đó.  

3.2 Tận dụng thế mạnh và ứng dụng công nghệ

Có thể thấy, đa phần các case study thành công về Growth hacking dù ít hay nhiều đều có liên quan đến các công ty công nghệ. Bởi vì, chỉ nhờ có công nghệ mới giúp thử nghiệm và triển khai được các cách, phương án tăng trưởng nhanh hơn và chi phí rẻ hơn so với cách làm bình thường.  

Sau khi đã có ý tưởng, chiến lược rõ ràng, bạn có thể thực thi các chiến thuật khi sử dụng các kênh truyền thông Marketing Online hoặc sử dụng chính sản phẩm là một kênh marketing để Growth và lan truyền. 

3.3  Thử nghiệm Testing liên tục. Dựa vào Data để ra quyết định

Để tìm ra các phương án hiệu quả, bạn cần phải thử nghiệm liên tục các phương án mới. A/B Testing giúp chọn ra phương án nào khả thi hơn, phương án nào tốt hơn.

Sử dụng Data để phân tích số liệu so sánh các Key metrics, từ đó điều chỉnh, tối ưu các thử nghiệm. Đó là cả một quy trình tối ưu liên tục, nhưng qua từng bước một. 

image
image

Vậy nên:

Growth Hacking is more of a mind-set than a tool kit – Aaron Ginn

Điều quan trọng, là bạn cần có tư duy về tăng trưởng, quan tâm đến mục đích nhiều hơn là các công cụ, phương tiện hay cách thức thực hiện. Kể cả việc bạn vẫn sử dụng kênh marketing truyền thống đi chăng nữa miễn là đạt được mục tiêu về tăng trưởng. 

4. Quy trình thử nghiệm Growth hacking

Quy trình thử nghiệm Growrh hacking

Xương sống của Growth hacking chính là các thử nghiệm, để tìm ra được một phương án, cách thức Growth hacking thành công đòi hỏi phải trải qua thử nghiệm rất nhiều ý tưởng khác nhau.

Trước tiên, thông thường bạn cần xác định được One metric that matters (OMTM) là chỉ số mà bạn chọn tập trung vào để đạt được sự phát triển nhanh chóng trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng.

Sau đó là các bước trong quy trình Growth hacking bao gồm:

Bước 1: Ý tưởng (Brainstorm):

  • Tạo ra nhiều ý tưởng sáng tạo có khả năng tác động đến sự tăng trưởng.
  • Khuyến khích các quan điểm đa dạng và đóng góp từ các thành viên trong nhóm.
  • Sử dụng các kỹ thuật như mind mapping, các buổi brainstorming

Bước 2: Sắp xếp thứ tự Ưu tiên (Prioritize):

  • Đánh giá và ưu tiên các ý tưởng dựa trên các yếu tố như ảnh hưởng tiềm năng, tính khả thi, và sự phù hợp với mục tiêu tăng trưởng
  • Xem xét về tài nguyên cần thiết cho mỗi ý tưởng và kết quả dự kiến.

Bước 3: Thiết kế thử nghiệm (Design Experiments):

  • Xác định rõ giả thuyết cho mỗi ý tưởng đã được ưu tiên.
  • Đề ra các biến cố cụ thể để kiểm tra và các chỉ số sẽ được sử dụng để đo lường thành công.
  • Phát triển một kế hoạch chi tiết để triển khai và giám sát các thử nghiệm.

Bước 4: Triển khai thử nghiệm (Execute):

  • Triển khai các thử nghiệm một cách có kiểm soát và có thể đo lường được.
  • Đảm bảo rằng các thử nghiệm được thực hiện một cách nhất quán và theo kế hoạch đã thiết kế.
  • Giám sát hiệu suất của các thử nghiệm theo thời gian thực.

Bước 5: Phân tích kết quả thử nghiệm (Analyze Experiment Results):

  • Thu thập và phân tích dữ liệu liên quan từ các thử nghiệm đã triển khai.
  • Đánh giá thành công hoặc thất bại của từng thử nghiệm dựa trên các chỉ số đã định trước.
  • Rút ra những thông tin chính và bài học từ kết quả.

Bước 6: Điều chỉnh và Lặp lại (Adjust and Iterate):

  • Sử dụng các thông tin nhận được để điều chỉnh thông tin chiến lược, tính năng, hoặc chiến dịch.
  • Lặp lại quy trình ưu tiên, thiết kế và thực hiện các thử nghiệm mới dựa trên phân tích của kết quả trước đó.

5. Người làm Growth hacking cần kỹ năng gì ?

Kỹ năng Growth Hacking

Growth hacker là người chuyên nghiên cứu và triển khai các chiến lược để tăng trưởng nhanh chóng cho doanh nghiệp, thường là trong lĩnh vực công nghệ và khởi nghiệp.

Nhìn chung, là một Growth hacker, bạn cần có hiểu biết về Marketing, hiểu biết về sản phẩm (Tech), hiểu biết về phân tích số liệu (Analytics). Bởi Growth hacking là sự giao thoa giữa tư duy Marketing, Analytics và Tech. Chi tiết và cụ thể hơn có thể nhắc đến các kiến thức bao gồm:

  • Có kiến thức về công nghệ: hiểu biết cơ bản về lập trình, UI/UX và đặc biệt quá trình xây dựng – phát triển và các tính năng chính sản phẩm. 
  • Có kiến thức về dữ liệu: như có khả năng đọc hiểu, thống kê, phân tích data và sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ phân tích dữ liệu.
  • Có kiến thức về marketing: hiểu người dùng, hiểu thị trường và nắm bắt được các kênh marketing phổ biến, đặc biệt là các kênh và công cụ digital marketing.

Thực tế, cũng không phải dễ để bạn có được đồng thời cả 3 loại tư duy và các kỹ năng tương ứng của các mảng này trong một khoảng thời gian ngắn nên số lượng vị trí Growth hacker trên thị trường tuyển dụng là khá ít.

6. Kết bài 

Ai cũng muốn đường đi đường tắt đến thành công, muốn tăng trưởng nhanh chóng một cách thần kỳ. Nhưng trong khi nghĩ đến Growth hacking là gì, bạn đừng quên làm marketing một cách bài bản và chú trọng đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Đó mới là cách tăng trưởng bền vững.

————————————

Series Growth Marketing 101 gồm có các bài viết sau:

Part 1: Growth Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Marketing

Part 2: Kỹ năng Growth Marketing và Lộ trình nghề nghiệp Growth marketing

Part 3: Growth Hacking là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Hacking

Part 4: Product Marketing là gì? Tổng quan công việc và kỹ năng của vị trí Product Marketing

Part 5: Top 10 cuốn sách Growth Marketing

————————————-

Đăng ký bản tin để không bỏ lỡ những tin tức, nội dung mới và hay nhất. Chúng tôi có những nội dung mới update hàng tuần.

——————————–

Tham gia kết nối với hơn 200+ thành viên giàu kinh nghiệm Growth Marketing để học hỏi, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.

2 thoughts on “Growth Hacking là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Hacking

  1. Pingback: Growth Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Marketing

  2. Pingback: Kỹ năng Growth Marketing và Lộ trình nghề nghiệp (Career Path) vị trí Growth marketing

Comments are closed.