Growth Loop là gì? Tổng quan, ví dụ và những điều cần biết về Growth Loop.

Trong những năm gần đây, Growth Loop nổi lên như một mô hình tăng trưởng hiệu quả, được tổ chức Reforge phổ biến rộng rãi và được coi là phiên bản kế thừa của mô hình AARRR với những tính chất, đặc điểm phù hợp với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ và hành vi khách hàng ở thời điểm hiện nay.

Hãy cùng Growth Marketing Vietnam tìm hiểu chi tiết về Growth Loop qua bài viết này nhé.

1.Growth loop là gì? Ví dụ về Growth Loop.

Growth Loop là mô hình tăng trưởng theo dạng vòng lặp khép kín. Trong đó: Input (đầu vào) sau khi trải qua 1 số giai đoạn hoặc thực hiện 1 số hành động sẽ tạo ra kết quả là Output (đầu ra). Output (đầu ra) này sau đó lại trở thành Input (đầu vào) của vòng lặp tiếp theo. Cứ như vậy, chúng tạo thành các Vòng lặp (Loop) tiếp diễn tiếp theo.

Growth loop là gì

Growth Loop được tạo nên từ 3 thành phần.

– Input (Đầu vào):

Để hình thành nên Growth Loop, thành phần đầu tiên của vòng tăng trưởng là Input, tương tự như là nguyên liệu thô để khởi động toàn bộ quá trình.

Input có thể đa dạng nhiều loại: Đó có thể là người dùng mới, người dùng hiện tại, người dùng quay trở. Hoặc là nội dung, hành vi, tương tác, dữ liệu của người dùng, phản hồi của khách hàng.

– Action (Hành động)

Sau khi đã có Input đầu vào, giai đoạn tiếp theo trong Growth Loop là Action (Hành động). Đây là giai đoạn mà phát sinh chuỗi các hành động từ phía người dùng hoặc doanh nghiệp để cuối cùng tạo ra một kết quả có chủ đích nào đó.

– Output (Đầu ra)

Phần cuối cùng của Growth Loop là Output (đầu ra). Đây là nơi kết quả của các hành động đã được thực hiện trở nên rõ ràng. Điều quan trọng là Output này có thể tiếp tục trở thành nguyên liệu đầu vào Input của vòng lặp.

Để cho dễ hiểu, chúng ta hãy xem xét các ví dụ về Growth Loop sau:

Ví dụ về Growth Loop của Dropbox. Trong đó:

Input: Là người dùng mới (new users) của Dropbox.

Action: Những người dùng này thực hiện các các hành động khác nhau như share tài liệu, gửi email, gửi lời mời giới thiệu tới bạn bè nhưng đều sẽ dẫn đến kết quả là có thể tạo nên người dùng mới cho Dropbox.

Output: Những người được giới thiệu chấp nhận lời mời giới thiệu và trở thành người dùng mới của Dropbox.

Những người dùng mới này lại trở thành Input khi đi mời những người bạn khác, tạo thành một vòng lặp tiếp diễn. Nếu những người dùng mới này không tiếp tục mời người khác thì chỉ dừng lại ở dạng Referral Program chứ chưa tạo thành Loop (vòng lặp)

Growth Loop với bộ ba thành phần “Input/Action/Output” tương ứng: “người dùng hiện tại/ gửi lời mời giới thiệu/ người dùng mới” là tương đối phổ biến hiện nay, còn được gọi khác hay Viral Loop.

Một ví dụ khác: Growth Loop của Survey Monkey

Input: Những người dùng tạo các khảo sát trên nền tảng SurveyMonkey.


Action: Sau khi tạo xong khảo sát những người dùng này của SurveyMonkey sẽ chia sẻ và gửi các khảo sát đến người khác nhằm mục đích thu thập được kết quả khảo sát. Những người này tham gia khảo sát và nhận biết đến thương hiệu và sản phẩm của Surrvey Monkey.

Output: Trong số những người tham gia khảo sát sẽ có những người có nhu cầu đăng ký tài khoản để tạo ra các bản khảo sát cho mình. Từ đó tạo thành vòng lặp tiếp diễn.

2. Ưu điểm của Growth Loop

  • Growth Loop đem lại sự tăng trưởng gộp, theo cấp số nhân
    Điểm đặc trưng của Growth Loop là tập trung vào việc tạo ra vòng lặp bằng cách tối đa hoá chuyển đổi Output trở thành Input. Khi đó một phần Output được tiếp tục tái đầu tư làm tăng kết quả đem lại.

Về mặt hình học hình dạng tăng trưởng sẽ không phải là đường thẳng mà ở dạng đường cong tiến lên.

Để dễ hiểu hãy liên tưởng đến Lãi kép. Khi phần lãi nhận được sau khi kỳ hạn kết thúc sẽ tiếp tục được tái đầu tư để sinh ra lợi nhuận tạo nên sức mạnh tăng trưởng theo cấp số nhân của lãi kép.

  • Growth Loop tạo nên lợi thế cạnh tranh về dài hạn

Growth Loop vận hành được đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa sản phẩm (product), kênh (channel) và monetization model trong cùng một hệ thống duy nhất thay vì là các bộ phận tách biệt trong mô hình truyền thống. Chính vì thế, Growth Loop tại nên rào cản lớn, khó bị sao chép hơn nên một khi Growth Loop của bạn đã vận hành tốt thì sẽ tạo nên lợi thế cạnh lớn trong dài hạn.

3. Cách yếu tố tạo nên Growth Loop

Ở trong mỗi thành phần Input/Action/Output của Growth Loop, chúng ta cần xác định các yếu tố sau:

What: Hành động nào kích hoạt trong vòng lặp tăng trưởng. Hành động nào diễn ra trong các bước của vòng lặp, gồm có hành động chính: nhận giá trị, tạo ra giá trị và phân phối giá trị.

Who: Ai thực hiện hành động cốt lõi của Vòng lặp tăng trưởng? Trong hầu hết các trường hợp, người thực hiện hành động là người dùng/khách hàng. Nhưng trong một số loại Growth Loop, người kích hoạt hành động cũng có thể là nhà cung cấp, đối tác hoặc chính doanh nghiệp.

Why: Động lực thúc đẩy một người thực hiện hành động cốt lõi của Vòng tăng lặp trưởng là gì? Câu hỏi này rất quan trọng để hiểu cách tối đa hóa hành động trong Vòng tăng trưởng của bạn. Đó có thể là động lực về tài chính, danh tiếng, ngợi khen….

Để minh hoạ, chúng ta sẽ phân tích với ví dụ về Growth Loop của Quora:


Input: (Đầu vào)
What: Người dùng đăng ký tài khoản hoặc quay trở lại đăng nhập Quora.

Who: Đó là người dùng mới hoặc người dùng cũ
Why: Để đặt câu hỏi hoặc nhận câu trả lời cho câu hỏi của họ

Action (Hành động)
What: Người dùng tạo câu hỏi hoặc câu trả lời câu hỏi của người khác

Who: Cùng một người dùng
Why: Động lực người dùng đưa ra đáp án, trả lời câu hỏi là để nhận được sự công nhận của xã hội, chia sẻ sự hiểu biết hoặc giúp đỡ người khác

Action (Hành động)
What: chuyển đổi câu hỏi và câu trả lời thành các trang có thể lập chỉ mục (Index) trên các công cụ tìm kiếm như Google

Who: Chính là Quora
Why: Để tăng lưu lượng truy cập trang web đến Quora


Output: (Đầu ra)
What: Lượt truy cập Quora từ các công cụ tìm kiếm như Google

Who: Những người đang tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi của mình

Why: Để nhận được câu trả lời cho câu hỏi của mình.

4. Các loại Growth loop

4.1 Theo tiêu chí: Phạm vi ảnh hưởng

Theo phạm vi ảnh hưởng, Growth Loop gồm có 2 loại là Micro Loop và Macro Loop.

Trong đó: Micro Growth Loop là những vòng lặp Loop có quy mô nhỏ, có mức tác động và phạm vi ảnh hưởng nhỏ chỉ trong một giai đoạn phát triển, ví dụ có Growth Loop Acquisiton, hoặc Growth Loop Engagement, Growth Loop Retention.

Còn Macro Growth Loop là những vòng lặp ở quy mô lớn, có mức tác động và phạm vi ảnh hưởng rộng trong nhiều giai đoạn phát triển hoặc ở nhiều bộ phận của doanh nghiệp. Macro Growth Loop được kết nối và được tạo nên bởi các Micro Growth Loop.

Chúng ta xem xét ví dụ: Macro Growth Loop với trường hợp của Youtube.

Macro Growth Loop bao gồm hai Micro Loop chính của YouTube: là Social Viral Loop (vòng lặp lan truyền trên social) và User-generated-content (UGC) Loop – tức vòng lặp nội dung do người dùng tạo nên.

Vòng lặp Social Viral Loop hoạt động thông qua việc người dùng mới hoặc cũ (Input) xem video và chia sẻ (Action), dẫn đến nhiều người dùng mới hoặc quay lại (Output).

Vòng lặp UGC Loop hoạt động bởi người sáng tạo nội dung mới đăng ký (Input), sau đó tạo và phân phối nội dung (Action), dẫn đến có nhiều người sáng tạo tiềm năng hơn tham gia. (Output)

Macro Growth Loop của Youtube ở dạng hiệu ứng Cross-side Network sẽ kết nối và củng cố hai vòng lặp Micro Loop. Bởi khi có lượng khán giả lớn hơn với thời gian xem dài hơn, người sáng tạo nội dung sẽ có động lực sáng tạo cao hơn trên YouTube. Khi có nhiều người sáng tạo nội dung đăng ký hơn, họ sẽ thu hút được nhiều người xem hơn.

3.2 Theo tiêu chí: tính chất Vòng lặp

Dựa vào tính chất về hành động của Growth Loop, chúng ta có một số Growth Loop tiêu biểu như:

  • Viral Loop: Là Loop với hành động người dùng hiện tại giới thiệu người dùng mới thông qua các chương trình giới thiệu. (Đọc bài chi tiết về Viral Loop tại đây )
  • Content Loop: Là Loop với hành động người dùng tạo nội dung mới trên nền tảng, thu hút thêm người dùng khác vào xem và tạo nội dung tiếp theo.
  • Paid Loop: Là Loop với hành động đầu tư vào quảng cáo trả phí để thu hút người dùng mới, những người này sau đó tạo ra doanh thu để tái đầu tư vào quảng cáo.
  • Data Loop: Là Loop với hành động sử dụng dữ liệu để cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, từ đó tăng cường tương tác và tạo điều kiện thu hút người dùng mới.

5. Tạm kết

Growth Loop có thể là phương pháp và chìa khoá giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh chóng nhưng để tạo được các Growth Loop thành công đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt và kết hợp nhiều vòng lặp tăng trưởng khác nhau trong từng giai đoạn phát triển.

————————————

Đọc thêm các bài viết trong Series về Growth Model:

Part 1: Growth Model là gì? 3 Growth Model phổ biến ở công ty công nghệ hiện nay

Part 2: Mô hình AARRR là gì ? Phân tích về 5 giai đoạn Acquisiton, Activation, Retention, Referral và Revenue.

Part 3: Growth Loop là gì? Tổng quan, ví dụ và những điều cần biết về Growth Loop.

Part 4: Product Led Growth là gì? Giải thích tổng quan, toàn diện và so sánh với Marketing Led Growth, Sales Led Growth

Part 5: Viral loop là gì? Ví dụ và công thức tính Viral loop

————————————-

Đăng ký bản tin để không bỏ lỡ những tin tức, nội dung mới và hay nhất. Chúng tôi có những nội dung mới update hàng tuần.

Tham gia kết nối với hơn 200+ thành viên giàu kinh nghiệm Growth Marketing để học hỏi, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.