CAC (Customer Acquisition Cost) là gì? Công thức tính CAC như thế nào ?    

CAC (Customer Acquisition Cost) là một chỉ số đo lường quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động marketing với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các công ty Startup. Trong bài viết này, hãy cùng Growth Marketing Vietnam tìm hiểu sâu hơn về chỉ số này nhé. 

1. CAC (Customer Acquisition Cost) là gì? 

CAC (Customer Acquisition Cost) là tổng chi phí để có được một khách hàng mới. Khách hàng ở đây thường được hiểu là những người trả phí, trả tiền để mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Ví dụ những người dùng mà mới chỉ dừng ở hành động đăng ký tài khoản, đăng ký dùng thử (free users) thì chưa được coi là khách hàng để tính theo công thức CAC.

2. Công thức tính CAC (Customer Acquisition Cost)

Công thức CAC được tính bằng cách tính tổng chi phí bỏ ra nhằm thu hút và có được khách hàng chia cho số lượng khách hàng có được trong khoảng thời gian sử dụng số tiền đó. 

(Customer Acquisition Cost) = (Total money spent on acquiring a new customer ) / (Total number of new customers)

Công thức CAC (Customer Acquisition Cost)

Tuỳ thuộc vào từng mô hình kinh doanh khác nhau nhưng các chi phí này thường bao gồm:

  • Chi phí Marketing và bán hàng: ví dụ như chi phí chạy quảng cáo, khuyến mại.  
  • Chi phí lương nhân sự của đội ngũ marketing và bán hàng tham gia nhiệm vụ thu hút khách hàng.
  • Chi phí chung (Overhead Cost) như văn phòng phẩm, thiết bị, tiền thuê văn phòng,…dành cho đội ngũ marketing và bán hàng. 
  • Chi phí công nghệ kỹ thuật: ví dụ như những công cụ, phần mềm, ứng dụng mà nhóm bán hàng và tiếp thị của doanh nghiệp bạn đang sử dụng. 

3. Phân loại CAC (Customer Acquisition Cost)

Dựa vào thành phần các loại chi phí trong khi tính CAC, có thể chia CAC thành các loại như sau:

  • Fullly Loaded CAC: Tổng chi phí để tính CAC bao gồm tất cả các loại gồm chi phí biến đổi như chi phí marketing, quảng cáo, khuyến mại…. và chi phí cố định như Overhead Cost hay chi phí công nghệ kỹ thuật…

  • Channel CAC: Bao gồm các loại chi phí như trong trường hợp Fully Load CAC nhưng loại trừ đi chi phí cố định của doanh nghiệp. Mục đích của Channel CAC là để đánh giá mức độ hiệu quả của việc thu hút khách theo từng kênh.

  • Marginal CAC: Bao gồm các loại chi phí như trong Channel CAC nhưng loại trừ đi chi phí cố định của kênh, tức chỉ còn bao gồm các loại chi phí biến đổi như chi phí Marketing, quảng cáo, khuyến mại.

4. Cách nhận biết CAC đang tốt hay không?

Sau khi tính toán được CAC, để biết được chỉ số CAC của doanh nghiệp đang có ở mức tốt hay không? chúng ta so sánh với 1 chỉ số khác là CLV (Customer Lifetime Value ) tạm dịch là Giá trị vòng đời của khách hàng tức là giá trị mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp trong suốt vòng đời khách hàng đó.

CLV và CAC

Chỉ số CAC và CLV có mối tương quan chặt chẽ với nhau. 

  • CLV/CAC = 1 thì chi phí đang cân bằng với giá trị nhận được trên mỗi một khách hàng mới. CAC đang ở mức chấp nhận được.
  • CLV/CAC < 1 thì chi phí bỏ ra để thu hút khách hàng đang cao hơn giá trị mà doanh nghiệp nhận được, tức về dài hạn càng kinh doanh thì càng lỗ nên doanh nghiệp cần có hành động giảm mức CAC xuống ví dụ như xem xét lại các hoạt động marketing không hiệu quả.
  • CLV/CAC >1 thì chi phí thu hút khách hàng cũng như giá trị mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp đang ở mức phù hợp. Thông thường tỉ lệ CLV/CAC ở mức lý tưởng là 3:1. Tỉ lệ này giúp đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể duy trì sự tăng trưởng ổn định và lợi nhuận bền vững từ khách hàng.

5. Kết bài

Việc hiểu và quản lý được chỉ số CAC ở mức hợp lý sẽ giúp cho các Startup vừa tăng trưởng nhanh chóng bằng cách thu hút được nhiều khách hàng mới nhưng cũng đảm bảo được hiệu quả kinh doanh và sức khoẻ tài chính trong dài hạn. 

———————————

Đọc thêm các bài viết trong Series về Metrics & Measurement:

Part 1: Marketing Analytics là gì? Nghề Marketing Analyst là làm gì? Mô tả công việc và các yếu tố then chốt

Part 2: North Star Metric là gì? Giải thích và 40 ví dụ thực tế. So sánh North Star Metric với One Metric That Matters.

Part 3: Cohort Analysis là gì? Hướng dẫn đọc và phân tích Cohort Analysis

Part 4: Churn rate là gì? 3 Công thức tính Churn rate bạn cần biết

Part 5: CAC (Customer Acquisition Cost) là gì? Công thức tính CAC như thế nào ?    

——————————

Đăng ký bản tin để không bỏ lỡ những tin tức, nội dung mới và hay nhất. Chúng tôi có những nội dung mới update hàng tuần.

Tham gia kết nối với hơn 200+ thành viên giàu kinh nghiệm Growth Marketing để học hỏi, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.

1 thoughts on “CAC (Customer Acquisition Cost) là gì? Công thức tính CAC như thế nào ?    

  1. Pingback: Mô hình AARRR là gì ? Chi tiết về 5 giai đoạn Acquisiton, Activation, Retention, Referral và Revenue.

Comments are closed.