Làm thương hiệu Startup như thế nào cho hiệu quả?

1. Start-up có cần làm thương hiệu? 

Brand có vai trò và tầm quan trọng như thế nào thì không phải vấn đề bàn cãi. Tuy nhiên, đa số các case study về brand mà chúng ta thường thấy hay xuất hiện ở các thương hiệu lớn hoặc công ty lớn. Khi đem hệ quy chiếu về cách làm brand này áp dụng với các công ty start-up thường có độ khập khiễng lớn. Bởi vì: 

Startup đa số còn chưa biết liệu có tồn tại được sau vài ba năm hay không (Theo thống kê thì 90% thất bại chỉ sau 3-5 năm). Thì với nguồn lực tài chính hạn chế, việc bỏ ra 1 khoản budget để làm brand cũng là điều phải cân nhắc nhiều. 

Brand thường thấy rõ được tầm ảnh hưởng về lâu dài, trong khi đó ngay lập tức thì chưa có thể tác động ngay được lên các metrics mà startup cần. 

Do đó với nhiều công ty Startup thường cho rằng việc làm branding trong giai đoạn đầu là không cần thiết. Ngược lại cũng có những startup lại tiêu tốn quá nhiều tiền chỉ để thuê thiết kế logo đẹp, bộ nhận diện thương hiệu xịn…    

Nhưng brand và startup không phải là 2 thứ có thể tách biệt riêng rẽ mà luôn song hành cùng nhau. Cũng giống như là mặt trái và mặt phải của lòng bàn tay. Tức là nó tồn tại đồng thời và phát triển cùng nhau. Điều quan trọng là chúng ta cần chọn cách làm brand phù hợp cho startup cho từng giai đoạn phát triển. 

2. Vậy cần làm Brand như thế nào trong giai đoạn Early Stage của StartUp? 

image

Trong giai đoạn khởi đầu, các Start-up nên tìm cách làm brand mà tốn ít chi phí nhưng cách làm, cách tiếp cận vẫn phải bài bản và tạo nền móng cho giai đoạn phát triển sau này. Ví dụ thay vì triển khai những campaign lớn và cách làm là thuê các agency thực hiện thì team in-house hãy tự thực hiện các hoạt động này, quy mô của campaign cũng ở mức nhỏ phù hợp với nguồn lực công ty. Thay vì hướng đến những thứ lớn lao, tốn kém như quảng cáo OOH, TV … thì hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ. Đơn cử như: 

– Chỉn chu trong từng câu chữ, thông điệp và hình ảnh đưa đến người dùng, khách hàng.

– Lắng nghe feedback từ phía người dùng, khách hàng thể hiện trong việc cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ.  

Rồi tiếp đến những hạng mục cơ bản trong brand như:

– Brand positioning (định vị khách hàng), Brand Identity (nhận diện thương hiệu), Tagline, ….

Cho dù ở mức quy mô nhỏ, ít khách hàng cũng cần cố gắng làm thật chỉn chu, chăm chút để khi khách hàng tiếp cận thì sẽ có ấn tượng tốt về brand của mình bởi vì một khi đã có ấn tượng xấu ban đầu rồi thì về sau sẽ rất khó để thay đổi cảm nhận của khách hàng. 

Cố gắng tận dụng lợi thế về câu chuyện start-up để có thể được đưa tin báo, đài miễn phí hay co-branding với những partner khác (dù cũng có thể chỉ là startup nhỏ như mình). Điều quan trọng là cần có tư duy Open và Win-win và tối ưu về chi phí. 

Bạn cũng không nên quá lo lắng về việc nếu team In-house thực thi thì kết quả có thể chưa thực sự tốt nhưng đổi lại giúp cho bạn dành nguồn lực cho những thứ cần ưu tiên cao nhất trong thời kỳ đầu rồi sau đó hãy hoàn thiện và làm tốt hơn ở các giai đoạn sau. Nên nhớ start-up là cả một quá trình liên tục cải thiện không ngừng nghỉ, không chỉ về sản phẩm mà về cả marketing. 

3. Khi nào startup cần chi nhiều tiền cho brand ?

Thời điểm nên là ngay sau khi Startup đã vượt qua được giai đoạn Product Market Fit và bắt đầu trong quá trình Scale và Growth.  

 Tìm hiểu về Product Market Fit 

Nếu sớm hơn trước giai đoạn Product Market Fit và bạn dành nhiều ngân sách trong thời điểm này cho các hoạt động branding thì dễ gây lãng phí. Bởi vì lúc đó start-up đang còn cần phải loay hoay pivot, thử nghiệm để tìm được hướng đi chính xác để được thị trường đón nhận.  

Nếu để muộn hơn thì có nguy cơ bỏ lỡ thời điểm vàng để dành lấy vị trí Top of Mind trong tâm trí khách hàng. Bởi sau đó thị trường sẽ có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia hơn, cuộc chiến sẽ khốc liệt hơn và cho dù là người chiến thắng thì bạn cũng sẽ tốn nhiều tiền và công sức hơn.   

Kết bài:   


Làm brand cho startup là quá trình lâu dài, bạn cần bắt tay vào làm luôn sớm nhất có thể nhưng cần linh hoạt và phù hợp cho từng giai đoạn phát triển của Startup. 

Chúng tôi luôn chào đón bạn tham gia cộng tác viết bài cùng với Growth Marketing Việt Nam.

Đăng ký bản tin để nhận những nội dung mới và hay nhất cùng 100+ thành viên khác.