Kỹ năng Growth Marketing và Lộ trình nghề nghiệp (Career Path) vị trí Growth marketing

Đầu tiên là bạn nên hiểu tổng quan kiến thức về Growth Marketing, cũng như hiểu về mô tả công việc của một người làm Growth Marketing sẽ là như thế nào. Trong trường hợp bạn chưa có hình dung rõ ràng, bạn có thể đọc tham khảo bài viết dưới đây:

Tiếp theo nếu bạn cảm thấy yêu thích Growth Marketing và muốn thử sức trong vai trò Growth Marketer, thì sau đây sẽ là những kỹ năng Growth Marketing cần thiết mà bạn cần chuẩn bị, cũng như lộ trình nghề nghiệp mà bạn có thể hướng đến.

1. Kỹ năng Growth Marketing

Để thành công trong vai trò của Growth Marketing đòi hỏi bạn cần có sự kết hợp của nhiều kỹ năng khác nhau, đồng thời bạn cần có hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực. Trong đó, theo quan điểm người viết có 3 kỹ năng Growth marketing mà nhất định bạn phải sở hữu, được xem như là “must-have” đối với một Growth Marketer. Đó là:

1.1 Kỹ năng phân tích

Trong các Kỹ năng phân tích gồm có: Kỹ năng Phân tích, giải quyết vấn đề (Problem- Solving Skills) và Kỹ năng phân tích dữ liệu.

Bởi vì đối với vị trí Growth Marketing thì thực tế bạn thường có nhiệm vụ phải giải quyết 1 bài toán cụ thể nào đó của doanh nghiệp (ví dụ như tăng trưởng số lượng người dùng mới, số người dùng trả phí tăng trưởng doanh thu trên người dùng, tăng trưởng 1 ngách sản phẩm mới….). Vậy nên kỹ năng phân tích – giải quyết vấn đề là cực kỳ quan trọng trong việc xác định rõ vấn đề cốt lõi và tìm ra các chiến lược, giải pháp phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng.

Trong thời kỳ công nghệ 4.0, dữ liệu có vai trò và tác động ngày càng lớn. Đặc biệt là với các công ty công nghệ nơi thường xuất hiện vị trí Growth Marketing thì các chỉ số và con số là câu chuyện hàng ngày. Vậy nên kỹ năng phân tích dữ liệu chính là nền tảng để bạn hiểu rõ hành vi của khách hàng, đánh giá hiệu suất của các chiến lược growth marketing và từ đó tìm cách tối ưu hóa các chiến lược dựa trên kết quả dữ liệu.

1.2 Kỹ năng chuyên môn marketing

Rõ ràng trong vai trò Growth Marketing, bạn không thể thành công nếu thiếu đi khía cạnh chuyên môn về Marketing. Việc hiểu biết về các phương pháp marketing, từ các kênh marketing truyền thống đến các kênh digital marketing, giúp cho việc xác định và triển khai các chiến lược marketing trở nên hiệu quả hơn. Tuy nhiên, chỉ xét riêng Marketing đã là một lĩnh vực rất rộng lớn với nhiều ngách chuyên môn khác nhau và cũng mất rất nhiều thời gian để bạn trở nên thành thạo tất cả các kỹ năng này.

Vậy nên lời khuyên là bạn nên bắt đầu với lĩnh vực mình có thế mạnh, ưu điểm trước và dần dần bổ sung các kiến thức kỹ năng còn thiếu sót về sau.

1.3 Khả năng đa nhiệm (Multi-tasking)

Đây là một yêu cầu không thể phủ nhận trong công việc của một Growth Marketing. Với một loạt các nhiệm vụ như tạo ra nội dung, quảng cáo, thực hiện chiến dịch Marketing và phân tích kết quả, khả năng tổ chức và quản lý thời gian. Hay như công việc liên quan đến sản phẩmnhư trải nghiệm, đánh giá và cải thiện sản phẩm.

Ở vị trí Growth Marketing đôi khi bạn phải đảm nhiệm đồng thời tất cả các vai trò kể trên nên đòi hỏi khả năng Multi-tasking tốt. Sự linh hoạt và khả năng xử lý với nhiều công việc cùng một lúc giúp cho việc đáp ứng nhanh chóng với các yêu cầu thay đổi và tạo ra các chiến lược phát triển hiệu quả.

Kỹ năng Growth Marketing

Ngoài ra, một số kỹ năng khác cũng quan trọng đối với một chuyên gia Growth Marketing, bao gồm khả năng giao tiếp, tư duy sáng tạo, và kiến thức về công nghệ và xu hướng thị trường. Tất cả những yếu tố này kết hợp lại để tạo nên một chuyên gia Growth Marketing thành công, có khả năng định hình và thúc đẩy sự phát triển của một sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường cạnh tranh ngày nay.

2. Lộ trình nghề nghiệp Growth Marketing 

Cũng giống như đa số ngành nghề khác, ở ngành Growth marketing cũng có lộ trình phát triển và thăng tiên từ các vị trí thấp đến các vị trí cao như sau.

Fresher —> Junior —> Senior —> Manager —-> Head/Chief.

2.1 Fresher

Vị trí Fresher thường dành cho những bạn mới vào nghề, có thể là sinh viên mới ra trường hoặc những người chuyển sang từ các lĩnh vực khác. Thực tế vì Growth Marketing là ngành còn rất mới ở Việt nam nên không có trường và chuyên ngành đào tạo, đa phần các bạn khi mới bắt đầu công việc này đều phải học hỏi rất nhiều từ trực tiếp trong quá trình làm việc hoặc từ những người có kinh nghiệm đi trước.

Thông thường các trường hợp chuyển ngành sang Growth Marketing thường thấy:

  • Xuất phát từ 1 vị trí trong Marketing như Digital, Content, Ads …chuyển sang mảng Growth.
  • Xuất phát từ các bộ phận khác Marketing nhưng có tính chất liên quan như: BA, DA, hay UI/UX…

2.2 Junior

Sau khi có một khoảng thời gian làm việc và tích luỹ kinh nghiệm, bạn có thể tiến tới vị trí Junior. Ở đây, bạn sẽ đảm nhận các nhiệm vụ cụ thể hơn và có thể tham gia vào việc thực hiện các chiến lược Growth đơn giản dưới sự hướng dẫn của quản lý.

Thông thường sẽ mất khoảng từ 1-2 năm để bạn đạt tới vị trí Junior.

2.3 Senior

Với kinh nghiệm và kiến thức tích luỹ được, cùng với các kỹ năng ngày càng trở nên thành thạo, bạn có thể tiến lên vị trí Senior trong ngành. Ở đây, bạn sẽ có trách nhiệm lớn hơn trong việc phát triển và thực thi các chiến lược Growth phức tạp. Bạn cũng có thể được giao nhiệm vụ đào tạo và hướng dẫn các thành viên mới.

Thông thường sẽ mất khoảng từ 3-5 năm hoàn thiện mình để bạn đạt với trị Senior.

2.4 Lead/Manager

Vị trí Manager là bước tiến lớn trong sự nghiệp của một người làm việc trong lĩnh vực Growth Marketing. Bạn sẽ đảm nhận vai trò quản lý, đào tạo và lãnh đạo đội ngũ Growth marketing cũng như tham gia vào việc đưa ra những kế hoạch, chiến lược quan trọng của doanh nghiệp.

Thông thường sẽ mất khoảng từ 3-7 năm để bạn được giao nhiệm vụ ở vị trí Lead/Manager.

2.5 Head/Chief

Vị trí Head hoặc Chief là vị trí cấp cao trong lĩnh vực Growth Marketing. Ở các vị trí cấp cao vai trò của bạn sẽ là người định hướng và điều hành toàn bộ chiến lược tăng trưởng trong dài hạn của doanh nghiệp. Bạn sẽ có trách nhiệm quản lý các bộ phận khác nhau để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng được đạt được thông qua các chiến lược Growth hiệu quả.

7-10 năm là khoảng thời gian tối thiểu để vươn tới vị trí cấp cao như Head/Growth trong lộ trình nghề nghiệp.

3. Kết bài

Trên hành trình phát triển sự nghiệp của mình, người làm việc trong lĩnh vực Growth Marketing luôn cần phải liên tục nâng cao kỹ năng Growth Marketing và kiến thức của mình để có thể vượt qua các thách thức và đạt được thành công. Đồng thời, bạn cũng cần phải có một cái nhìn rõ ràng về lộ trình nghề nghiệp để có thể đi đúng hướng và đạt được mục tiêu cá nhân.

————————————

Series Growth Marketing 101 gồm có các bài viết sau:

Part 1: Growth Marketing là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Marketing

Part 2: Kỹ năng Growth Marketing và Lộ trình nghề nghiệp Growth marketing

Part 3: Growth Hacking là gì? Tổng quan kiến thức về Growth Hacking

Part 4: Product Marketing là gì? Tổng quan công việc và kỹ năng của vị trí Product Marketing

Part 5: Top 10 cuốn sách Growth Marketing

————————————-

Đăng ký bản tin để không bỏ lỡ những tin tức, nội dung mới và hay nhất. Chúng tôi có những nội dung mới update hàng tuần.

Tham gia kết nối với hơn 100+ thành viên giàu kinh nghiệm Growth Marketing để học hỏi, trao đổi ý tưởng và phát triển kỹ năng của bạn trong lĩnh vực này.